Sườn xám Trung Quốc là trang phục truyền thống của phụ nữ Trung Hoa. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về thời gian ra đời thì đây vẫn là một trong những biểu tượng và trang phục đẹp trong văn hóa của người Trung Quốc. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các mẫu sườn xám Trung Quốc phát triển qua từng thời kỳ nhé!
Vì sao có tên gọi là sườn xám?
Sườn xám tiếng Trung là 旗袍 /qipao/, còn Hán Việt là kỳ bào. Tên gọi Việt hóa chính là theo cách phát âm trong tiếng Quảng Đông của khái niệm trường sam.
Từ “袍” được kế thừa từ “袍子”. Ở đây nghĩa là áo choàng trong hệ thống trang phục Mãn Thanh của nhà Thanh. Đây vốn là trang phục chiến đấu đơn giản, được dùng để cưỡi ngựa. Tuy nhiên, sau khi nhà Mãn Thanh nhập phong, thiết kế bộ trang phục ngày càng nhiều chi tiết hơn.
Trước đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về tên gọi của trang phục này bằng tiếng Việt. Cách viết xường xám, sườn xám là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, kiểu viết xường xám và sườn xám chiếm đa số khi tra cứu trên mạng internet. Do đó, chúng trở thành từ dùng để gọi tên trang phục này.
Một số dấu mốc quan trong trong quá trình phát triển sườn xám Trung Quốc
- Năm 1920 – Sườn xám Trung Quốc hình thành vào những năm 1920. Một số học giả cho rằng, nguồn gốc của chúng có từ thời Tần và Hán. Sườn xám Trung Quốc rất phổ biến trong giới thượng lưu Thượng Hải. Đây được coi là trang phục tiêu chuẩn cho những người nổi tiếng tụ tập và giao lưu.
- Năm 1929 – Sườn xám trở thành quốc phục của Trung Quốc.
- Năm 1950 – Sườn xám dần bị lãng quên ở đại lục, đặc biệt là trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Bởi chúng bị coi là biểu tượng của phong kiến, cổ hủ.
- Năm 1980 – Sau công cuộc cải cách và mở cửa, sườn xám Trung Quốc không chỉ dần hồi sinh ở đại lục mà còn lan rộng ra toàn thế giới.
- Năm 1984 – Sườn xám được Hội đồng Nhà nước chỉ định là trang phục dành cho nhà ngoại giao nữ.
- Năm 2011 – Nghề dệt sườn xám thủ công trở thành một trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 3 được Hội đồng cấp Nhà nước xét duyệt và công bố .
- Năm 2014 – Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 22 diễn ra ở Bắc Kinh. Khi đó, chính phủ Trung Quốc đã chọn sườn xám làm trang phục cho phu nhân của nhà lãnh đạo các nước tham dự.
Những thay đổi của sườn xám Trung Quốc qua từng thời kỳ
Về kiểu dáng
Khi mới hình thành, sườn xám Trung Quốc được thiết kế theo kiểu: ống tay hẹp, cổ cao tròn, mặt phải áo vê chỉ chặt, bốn mặt vạt áo đều xẻ, thắt đai lưng, có khuy chặn, bề mặt chất liệu sử dụng nhiều loại da thuộc.
Từ những năm đầu thế kỉ 20, do ảnh hưởng bởi luồng văn hoá quốc tế, phụ nữ Thượng Hải đã mạnh dạn hơn khi từ bỏ kiểu cách cũ. Họ sử dụng nhiều chất vải của các nước phương Tây. Việc cắt may khiến sườn xám Trung Quốc vừa vặn với cơ thể hơn. Bên cạnh đó còn tôn lên dáng điệu yêu kiều của phụ nữ phương Đông. Cổ áo, cổ tay áo, thắt lưng đều được làm hoàn hảo. Vì vậy mà Thượng Hải là nơi khai sinh ra kiểu dáng sườn xám Thượng Hải.
Những năm 1930 được coi là thời kỳ đỉnh cao của sườn xám. Những đường xẻ của sườn xám ngày càng cao, gần như chạm đến hông và lộ toàn bộ phần đùi. Những đôi giày phù hợp với sườn xám là loại giày cao gót phổ biến ở phương Tây. Phần gót của giày cao gót rất mảnh và cao. Mẫu sườn xám này rất gần gũi với khái niệm sườn xám hiện đại của chúng ta.
Cách thiết kế
Sau những năm 1940, do chiến tranh mà sự phổ biến của sườn xám chậm lại. Đặc điểm lớn nhất của sườn xám những năm 1940 là chúng chuyển từ kiểu cắt phẳng sang kiểu cắt ba chiều. Phương pháp cắt ban đầu của sườn xám Trung Quốc là tay áo và thân áo choàng được nối với nhau, một mảnh được thêm vào bên dưới khớp khuỷu tay. Bên cạnh đó, thay vì đóng cúc thì sườn xám xuất hiện khóa kéo. Sau sự xuất hiện của khóa kéo, toàn bộ sườn xám, đặc biệt là phần ngực, eo và vai trở nên thoải mái, mặc cũng thuận tiện hơn.
Với những thông tin mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp về sườn xám Trung Quốc. Hy vọng đã giúp các bạn có thêm những kiến thức thú vị và hữu ích. Đừng quên cập nhật website mỗi ngày để đón đọc các bài viết mới bạn nhé!